EVFTA là bước ngoặt lịch sử của EU và Việt Nam

Chiều ngày 30/6, tại Hà Nội, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu ( EVFTA ) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA) đã được ký kết.
Lễ ký kết được diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam  Nguyễn Xuân Phúc, bà Cecilia Malmstrom –  Cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Rumani Ștefan-Radu Oprea. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng đã có mặt tại buổi lễ quan trọng này.

Sự kiện lịch sử này đã đẩy EVFTA tiến một bước gần hơn tới việc phê chuẩn và kỳ bỏ phiếu quan trọng trong Nghị viện châu Âu. Thỏa thuận một khi có hiệu lực sẽ hiện thực hóa việc việc lần lượt loại bỏ gần như tất cả thuế quan đối với hàng hóa giao dịch giữa EU và Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở cả hai bên.
Các nhà đầu tư EU sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, trong khi đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn 500 triệu người tiêu dùng của thị trường châu Âu. Thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong tất cả ngành nghề và ở tất cả quy mô, riêng lĩnh vực dệt may, giày dép, nội thất, đồ da và nông sản sẽ được lợi ích trước vượt trội từ việc loại bỏ thuế quan và mở rộng thị trường.
Buổi gặp gỡ lịch sử tạo bước ngoặt của EU và Việt Nam
Buổi gặp gỡ lịch sử tạo bước ngoặt của EU và Việt Nam

Kể từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán và xuyên suốt 14 vòng đàm phán EVFTA, EuroCham đã liên tục đề xuất các khuyến nghị chi tiết, và luôn sẵn sàng hỗ trợ, tích cực trong các hoạt động không thể thiếu để việc ký kết EVFTA trở thành hiện thực ngày hôm nay. Sau khi các vòng đàm phán EVFTA kết thúc vào tháng 12 năm 2015, đảm bảo việc phê chuẩn và thực thi diễn ra nhanh chóng đã trở thành mục tiêu trọng tâm trong các hoạt động của Hiệp hội..EuroCham đã tổ chức ba phái đoàn, đưa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến Brussels để nêu bật tầm quan trọng của EVFTA và chia sẻ những thay đổi trong tích cực đối với môi trường thương mại và khung pháp lý mà phía Việt Nam đã thực hiện. Chương trình hoạt động bao gốm phiên họp với các Ủy viên EU, Thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEPs) và các quan chức cấp cao của EU, và nhiều lần trình bày tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Châu Âu (INTA), gần đây nhất là vào tháng 10 năm 2018.

EuroCham, đại diện cho các doanh nghiệp thành viên, đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng ở Việt Nam và nước ngoài. EuroCham tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, với sự tham dự của Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc nhằm quảng bá Việt Nam là môi trường đầu tư và thương mại hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu và nêu bật các cơ hội mà EVFTA mang lại. Ngoài ra, EuroCham còn tổ chức nhiều sự kiện như “Gặp gỡ châu Âu 2018” và Lễ công bố ấn phẩm Sách trắng hàng năm, nhằm thắt chặt quan hệ EU và Việt Nam đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định thương mại tự do lịch sử này.

Sau buổi kí kết  ngày hôm nay, EuroCham sẽ  tăng cường nỗ lực nêu bật những lợi ích của Hiệp định này và thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu tích cực trong Nghị viện châu Âu, và tiếp tục giúp Việt Nam chuẩn bị nền tảng để thực hiện EVFTA một cách suôn sẻ và hiệu quả.
Nói về sự kiện này, Ông Trần Tiến Đạt – Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang đến nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật Việt Nam VTD nói riêng. Sau khi hiệp định này có hiệu lực, các sản phẩm do VTD nhập khẩu từ EU sẽ được miễn giảm thuế trong đó có sản phẩm của Vimar, sản phẩm đang phải chịu mức thuế nhập khẩu đến 20%. Do đó sau khi được miễn thuế, công ty sẽ giảm giá bán các sản phẩm của hãng này nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường phân phối sản phẩm trong nước. Bên cạnh đó hiệp định này cũng mang lại nhiều thách thức như môi trường kinh doanh thông thoáng có thể thu hút các nhà sản xuất từ EU mở nhà máy và mạng lưới phân phối sản phẩm trực tiếp tại thị trường Việt Nam, qua đó sẽ  giảm thiểu hoặc triệt tiêu vai trò của các đơn vị kinh doanh phân phối trong nước trong đó có VTD.”

Trả lời